Các vấn đề của kinh tế kế hoạch hoá Lịch sử Liên Xô (1953–1985)

Tuy nhiên, trong những năm cuối của kỷ nguyên Brezhnev, nền kinh tế Xô viết (xem Kinh tế Liên bang xô viết) bắt đầu trở nên đình trệ và việc dân số tăng bắt đầu đòi hỏi số lượng hàng tiêu dùng lớn hơn.

Trong những năm sau chiến tranh, kinh tế Xô viết đã bước vào một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ (dựa trên những sự cải thiện khả năng sản xuất), với một đống những thách thức mới từ những sự tăng trưởng đó (sự huy động vốn và lao động) của thời kỳ Stalin.

Khi kinh tế Xô viết trở nên phức tạp hơn, nó đòi hỏi nhiều hơn và sự giải kết phức tạp hơn từ những con số kiểm soát (các mục tiêu kế hoạch) và đầu vào của các nhà máy. Bởi vì nó đòi hỏi trao đổi thông tin nhiều hơn giữa các doanh nghiệp và bộ kế hoạch, và số lượng các doanh nghiệp, tờ rớt, và bộ tăng theo cấp số nhân, nền kinh tế Xô viết bắt đầu trì trệ. Kinh tế Xô viết đã tăng trưởng chậm chạm khi nó phải đối mặt với sự thay đổi, chấp nhận các kỹ thuật giúp làm giảm giá thành và đưa ra những khuyến khích tới mọi cấp để cải thiện tăng trưởng, khả năng sản xuất và hiệu năng.

Ở mức độ doanh nghiệp, các nhà quản lý thường bận tâm nhiều hơn đến sự tham quyền cố vị hơn là cải thiện khả năng sản xuất. Họ nhận mức lương cố định và chỉ nhận được khuyến khích khi hoàn thành kế hoạch dựa trên cơ sở đảm bảo công việc, thưởng, và các khoản lợi ích như bệnh viện đặc biệt và nhà ở nông thôn cá nhân. Các nhà quản lý nhận những lợi ích đó khi các kế hoạch được hoàn thành vượt mức, nhưng, ví dụ, khi họ vượt định mức cực nhiều, họ chỉ thấy các con số kiểm soát tăng lên. Từ đó, đã có khuyến khích để vượt mục tiêu nhưng không nhiều. Các doanh nghiệp thường đánh giá thấp khả năng sản xuất của mình để có thể đòi hỏi thêm nhiều quyền lợi từ các mục tiêu kế hoạch hay từ các con số kiểm soát với các bộ (tất nhiên, các mục tiêu sẽ trở nên dễ dàng hơn để hoàn thành)

Một vấn đề khác là định mức sản xuất luôn quy định số lượng hàng hoá được sản xuất của một doanh nghiệp chứ không phải là chất lượng. Vì vậy các nhà quản lý thường xúi dục đạt mức sản xuất bằng cách bỏ qua chất lượng hàng hoá họ sản xuất ra. Vì thế đa số hàng sản xuất của nền kinh tế Xô viết có chất lượng rất thấp theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này dẫn tới các vấn đề thường xuyên về các máy móc hư hỏng do được sản xuất với chất lượng kém, và phá vỡ phần còn lại của nền kinh tế.

Kế hoạch cũng rất cứng nhắc; những nhà lập kế hoạch không thể chệch hướng khỏi kế hoạch và được chỉ định một số quỹ cho một số vốn và lao động đầu vào. Kết quả là, các nhà lập kế hoạch không thể cải thiện khả năng sản xuất bằng cách đưa ra những công nhân không cần thiết vì sự kiểm soát lao động đó. Có thực tình trạng thiếu việc làm vì những quản ký trong các kế hoạch được vạch ra trong quá trình cò kè tập thể giữa các doanh nghiệp và các bộ.

Ở mức độ doanh nghiệp, chế độ khuyến khích không có vì việc áp dụng kỹ thuật tiết kiệm chi phí. Các nhà lập kế hoạch thường thưởng khách hàng với giá thấp hơn là thưởng doanh nghiệp vì khả năng sản xuất của họ. Nói cách khác, cải thiện công nghệ thường không xảy ra để biến ngành công nghiệp trở nên có nhiều lợi hơn cho những người liên quan đến nó.

Những năm thuộc thời kỳ Khrushchyov và Brezhnev chứng kiến sự nhượng bộ đối với người tiêu thụ: lương bổng cho công nhân rất cao, trong khi giá thành bị giữ thấp ở mức do hành chính áp đặt. Vì vậy mức thu nhập tăng cao hơn nhiều so với mức giá cả, mặc dù khả năng sản xuất thấp. Vì thế, sự thiếu hụt nguồn cung cấp xảy ra thường xuyên.

Vũ khí cũng là một lối thoát khác của kinh tế tiêu thụ. Với một GDP tương đương với 70% của Hoa Kỳ, Xô viết đã phải đối mặt với một gánh nặng không cân sức về vũ khí, bắt buộc đất nước phải dành nhiều nguồn tài nguyên xã hội cho lĩnh vực quốc phòng.